Những điều kiện Giấy phép Tài liệu Tự do GNU

Tài liệu được cấp phép theo phiên bản hiện tại của giấy phép có thể được sử dụng cho mục đích bất kỳ, miễn là việc sử dụng thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.

  • Tất cả các tác giả trước đó của tác phẩm phải được ghi công.
  • Tất cả các thay đổi đối với tác phẩm đều phải được ghi lại.
  • Tất cả các tác phẩm phái sinh phải được cấp phép dưới cùng một giấy phép.
  • Toàn văn giấy phép, những phần bất biến không được chỉnh sửa do tác giả định nghĩa nếu có, và bất kỳ lời phủ nhận bảo hành nào khác được thêm vào (như lời phủ nhận chung cảnh giác người dùng rằng tài liệu có thể không chính xác chẳng hạn) và thông báo bản quyền từ các phiên bản trước phải được duy trì.
  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật như DRM có thể không được dùng để quản lý hoặc ngăn cản sự phân phối hoặc sửa đổi tài liệu.

Tiết đoạn thứ cấp

Giấy phép phân biệt rõ ràng các loại "Tài liệu" với các "Tiết đoạn thứ cấp", những phần có thể không nằm trong Tài liệu, mà dùng trong các phần tài liệu ở phần trước hoặc phần phụ lục. Các tiết đoạn thứ cấp có thể chứa những thông tin liên quan đến mối quan hệ của tác giả hoặc của nhà xuất bản với nội dung của vấn đề, nhưng không phải bất kỳ nội dung nào của vấn đề. Trong khi Tài liệu tự nó là có thể sửa đổi được về tổng thể, và được bao trùm một cách thực chất bởi một giấy phép tương đương với (nhưng không tương thích tương hỗ với) Giấy phép Công cộng GNU, thì một số tiết đoạn thứ cấp có các hạn chế khác nhau, được tạo ra chủ yếu để giải quyết việc ghi công thích đáng cho các tác giả trước đó.

Đặc biệt, các tác giả của các phiên bản trước cần phải được biết đến và các "tiết đoạn bất biến" nhất định, được tác giả ban đầu chỉ rõ và giải quyết mối quan hệ của người đó với nội dung của vấn đề, có thể không được thay đổi. Nếu như tài liệu được sửa đổi, tên gọi của nó cũng phải thay đổi (trừ khi các tác giả trước đó cho phép giữ lại tên gọi). Giấy phép cũng có các điều khoản để xử lý các văn bản của bìa trước và bìa sau của sách, cũng như cho "Lịch sử", các tiết đoạn "Lời cảm ơn", "Lời đề tặng" và "Lời ghi đằng sau".

Tái phân phối thương mại

GFDL đòi hỏi khả năng "sao chép và phân phối Tài liệu theo bất kỳ phương thức nào, có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại" và do đó không tương thích với những tài liệu không cho phép tái sử dụng thương mại. Những tài liệu hạn chế việc tái sử dụng thương mại không tương thích với giấy phép và không thể bỏ vào chung với tác phẩm. Tuy nhiên, việc đưa vào các tác phẩm với hạn chế như vậy có thể sử dụng hợp lý theo luật bản quyền Hoa Kỳ và tác phẩm đó không cần phải được gán giấy phép GFDL nếu tất cả các khả năng sử dụng về sau đều tuân thủ theo sử dụng hợp lý này. Một ví dụ cho việc sử dụng hợp lý một cách tự do và mang tính thương mại là tác phẩm nhại.

Tương thích với CC-BY-SA

Mặc dù hai giấy phép đều cùng tuân theo nguyên tắc copyleft, GFDL không tương thích với giấy phép Ghi công Chia sẻ tương tự của Creative Commons. Tuy nhiên phiên bản 1.3 đã thêm một tiết đoạn mới cho phép một số website cụ thể hiện đang sử dụng GFDL có thể chuyển tiếp sang giấy phép CC-BY-SA.

Những miễn trừ này cho phép một dự án cộng tác dựa trên GFDL với nhiều tác giả có thể chuyển sang giấy phép CC-BY-SA 3.0 (thường đòi hỏi sự cho phép của tất cả các tác giả), nếu tác phẩm đó thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Tác phẩm phải là sản phẩm của một "Trang mạng Cộng tác Nhiều tác giả với Quy mô lớn" (Massive Multiauthor Collaboration Site - MMC), ví dụ như wiki.
  2. Nếu trên trang xuất hiện một nội dung bên ngoài được xuất bản đầu tiên tại một MMC, tác phẩm phải được cấp phép theo Phiên bản 1.3 của GNU FDL, hoặc một phiên bản cũ hơn nhưng với tuyên bố "hoặc bất kỳ phiên bản nào mới hơn", hoặc các tùy chọn Văn bản bìa hoặc Phần bất biến phải không được sử dụng. Nếu có chứa nội dung không được xuất bản đầu tiên tại MC, nó chỉ có thể được tái cấp phép nếu nó được thêm vào một MMC trước ngày 1 tháng 11 năm 2008.

Tiết 11 của giấy phép sẽ hết hạn sau ngày 1 tháng 8 năm 2009. Lý do của việc này là để ngăn ngừa điều khoản không bị sử dụng như một thước đo khả năng tương thích tổng quát. Quỹ Phần mềm Tự do nói rằng tất cả nội dung được thêm vào Wikipedia trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 là một ví dụ thỏa mãn những điều kiện này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giấy phép Tài liệu Tự do GNU http://www.opensource.apple.com/cdl/ http://notablog.notafish.com/index.php/2005/04/21/... http://www.pcworld.com/article/id,135550-c,copyrig... http://home.twcny.rr.com/nerode/neroden/fdl.html http://www.groklaw.net/article.php?story=200603160... http://lists.debian.org/debian-legal http://lists.debian.org/debian-legal/2003/04/msg00... http://lists.debian.org/debian-legal/2003/08/msg00... http://lists.debian.org/debian-legal/2003/09/msg00... http://people.debian.org/~srivasta/Position_Statem...